Tổng quan về hồi sức tích cực
- ICU là đơn vị chăm sóc những bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch và cần được theo dõi, chăm sóc tích cực chuyên sâu bởi các nhân viên y tế suốt 24h để kịp thời xử lý tình trạng bệnh.
- ICU thường có ít giường bệnh hơn, mỗi bệnh nhân sẽ được hỗ trợ bởi rất nhiều dụng cụ, nhân viên y tế sẽ theo dõi và điều trị ít bệnh nhân hơn, người nhà chỉ được vào thăm bệnh theo khung giờ cụ thể và giới hạn số người được vào thăm.
- Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân cùng với mức độ cần được hỗ trợ y tế mà các bệnh nhân sẽ được quyết định cần được chăm sóc tích cực hay không. Bệnh nhân nằm tại ICU thường có những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong cần sự theo dõi đặc biệt cũng như cần những dụng cụ hỗ trợ.
Một số tình trạng thường gặp ở bệnh nhân ICU
- Sau chấn thương nặng.
- Sau phẫu thuật lớn.
- Tình trạng bệnh lý như suy tim, suy thận, suy gan, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, viêm phổi, nhiễm trùng huyết…
Những nguy cơ có thể gặp khi điều trị hồi sức tích cực
Loét tì đè: bệnh nhân ICU nằm lâu một chỗ có nguy cơ loét tỳ đè cao, nhất là đối với người lớn tuổi vì da người lớn tuổi mỏng và mất tính đàn hồi. Các yếu tố góp phần hình thành loét do tỳ đè bao gồm thiếu hụt dinh dưỡng, mất thể tích, trọng lượng tăng hoặc thiếu máu, đại tiện mất tự chủ… Loét tì đè gây tăng nguy cơ nhiễm trùng da, nhiễm trùng xương khớp và uốn ván.
Nhiễm trùng: do sự lây lan của vi khuẩn trong bệnh viện, dẫn đến các bệnh như viêm phổi bệnh viện, viêm phổi do thở máy, nhiễm trùng do xâm lấn…
Huyết khối: bệnh nhân nằm lâu ở hồi sức có nguy cơ cao tạo huyết khối do bất động kéo dài, do đường truyền tĩnh mạch trung tâm hoặc do tình trạng tăng đông máu ở bệnh nhân nhiễm trùng nặng, suy tim, ung thư, hội chứng thận hư…
Lệ thuộc máy thở: có thể gặp ở những bệnh nhân thở máy kéo dài, thường do sức cơ hô hấp không đủ đáp ứng nhu cầu thông khí ở bệnh nhân có bệnh lý tim mạch, hô hấp, suy giảm sức cơ, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng. Lệ thuộc máy thở làm kéo dài thời gian ra khỏi hồi sức tích cực của bệnh nhân, kéo dài thời gian nằm viện, tăng nguy cơ viêm phổi do thở máy, và tăng tỷ lệ tử vong.
Loét dạ dày – tá tràng do stress: thường gặp ở các bệnh nhân phỏng nặng, phẫu thuật lớn, bệnh nội khoa trầm trọng, chấn thương thần kinh trung ương… Stress ở bệnh nhân nằm hồi sức tích cực khiến dạ dày tăng tiết acid, tạo ổ loét ở dạ dày – tá tràng, và nếu diễn tiến nặng có thể gây xuất huyết tiêu hóa hoặc thủng ổ loét.
Kém dung nạp tiêu hóa: bệnh nhân có thể chướng bụng, không tiêu, nôn ói do giảm nhu động ruột, giảm tưới máu đường tiêu hóa hoặc cũng có thể tiêu chảy do dùng kháng sinh kéo dài. Hậu quá xuất hiện sau đó là kém hấp thu các chất dinh dưỡng qua đường tiêu hóa dẫn đến suy dinh dưỡng, mất khối cơ, tăng nguy cơ nhiễm trùng, tăng nguy cơ lệ thuộc máy thở.
Mất khối cơ: tăng chuyển hóa năng lượng làm mất cơ nhanh và nhiều, suy dinh dưỡng, tăng đáp ứng viêm và suy giảm khả năng miễn dịch và làm tình trạng bệnh nặng hơn. Mất cơ xuất hiện rất nhanh ngay trong tuần đầu tiên bệnh nhân nằm ICU, có thể mất đến 1 kg khối cơ mỗi ngày. Giảm khối cơ cũng có thể gặp ở người thừa cân, béo phì. Mất cơ trong ICU làm tăng nguy cơ tử vong 2.28 lần, đối với bệnh nhân phẫu thuật tiêu hóa, mất cơ làm tăng biến chứng và tăng tái nhập viện sau phẫu thuật tiêu hóa.
Suy giảm hệ miễn dịch thường xuất hiện ở bệnh nhân ICU do suy dinh dưỡng, mất cơ, và do các bệnh lý nền nặng sẵn có. Suy giảm miễn dịch làm tăng khả năng nhiễm trùng dẫn đến các kết quả xấu khi điều trị hồi sức tích cực, làm tăng khả năng tử vong.
Nguyên tắc chung trong chăm sóc và ngăn ngừa biến chứng ở bệnh nhân hồi sức tích cực
Giữ vệ sinh cho người bệnh
Vệ sinh răng miệng, da và chăm sóc các vết loét nếu có.
Sử dụng đệm chống loét
(Đệm nước hoặc đệm hơi có thay đổi vị trí bơm hơi tự động) nếu có thể để hạn chế các vết loét tì đè.
Chăm sóc tâm lý, giảm lo lắng
Luôn theo dõi, động viên, giải thích, trấn an để bệnh nhân an tâm điều trị.
Nếu bệnh nhân hôn mê, kích thích, hoặc không tỉnh táo có thể cần được cố định tại giường để tránh té ngã gây nguy hiểm.
Chế độ luyện tập
Tập vật lý trị liệu: hạn chế bất động, tập thở, vỗ lưng xoay trở, tập các bài tập vận động nhẹ nhàng các nhóm cơ tại giường giúp cải thiện tình trạng hô hấp, giữ khối cơ, chống huyết khối và chống loét tì đè.
Điều trị dinh dưỡng cho bệnh nhân nằm hồi sức tích cực
- Dinh dưỡng được coi là điều trị chứ không phải chỉ là hỗ trợ, nhất là đối với bệnh nhân nặng cần nằm hồi sức tích cực. Chế độ dinh dưỡng sớm, tối ưu và đầy đủ giúp cải thiện tiên lượng chung của bệnh nhân và giảm thời gian nằm viện. Dinh dưỡng quá nhiều hoặc quá ít so với nhu cầu đều có hại cho bệnh nhân, do đó người nhà và bệnh nhân nên làm đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế về chế độ dinh dưỡng.
- Nhu cầu dinh dưỡng cho bệnh nhân ICU có nhiều vấn đề phức tạp. Những bệnh nhân này cần phải được điều chỉnh lượng protein và thành phần điện giải. Vấn đề dinh dưỡng cho bệnh nhân thở máy nằm hồi sức dài ngày là đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bệnh nhân.
- Tất cả bệnh nhân nặng nằm ICU trên 48h đều có nguy cơ suy dinh dưỡng. Điều trị dinh dưỡng là thiết yếu trong điều trị bệnh nhân nặng.
- Nuôi dưỡng cho bệnh nhân nằm ICU nên được bắt đầu khi đã kiểm soát được huyết động. Lượng năng lượng và các nhóm chất đạm – béo – đường và vitamin, khoáng chất nạp vào mỗi ngày sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân cụ thể với các bệnh lý khác nhau và mức độ nặng hiện tại.
- Ưu tiên nuôi dưỡng qua đường tiêu hóa hơn đường tĩnh mạch trừ phi có chống chỉ định hoặc không thể nạp đủ dinh dưỡng qua đường tiêu hóa. Nhiều khả năng bệnh nhân cần được đặt ống thông dạ dày nuôi ăn vì giảm khả năng ăn uống qua đường miệng.
Bệnh nhân nên dùng thêm sản phẩm bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là các thực phẩm giúp tăng khối cơ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Người bệnh nằm ICU có thể tăng cường khối cơ bằng việc bổ sung HMB, một thành phần quan trọng kết hợp cùng đạm chất lượng cao giúp tăng cường sức khỏe khối cơ. HMB được tìm thấy với một lượng nhỏ trong thực phẩm như bơ, bưởi, súp lơ và cá da trơn. Tuy nhiên, rất khó để nhận đủ lượng HMB nếu chỉ dựa vào nguồn thực phẩm tự nhiên, vì vậy nên bổ sung thêm các công thức dinh dưỡng có chứa HMB.
Có thể tăng cường hệ miễn dịch bằng cách bổ sung YBG (beta-glucan chiết xuất từ nấm men). YBG góp phần cải thiện hệ miễn dịch, giúp tế bào miễn dịch hoạt động tốt hơn và tăng sản sinh kháng thể, giúp giảm khả năng nhiễm trùng, giúp các vết thương mau lành, từ đó giúp bệnh nhân mau hồi phục, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến cố lớn hoặc tử vong tại bệnh viện.
18/2024/XNQC-YTĐN
* Khảo sát IQVIA từ tháng 11/2022 đến tháng 10/2023
** Ở những phụ nữ bị stress và vận động viên
# YBG: Beta-glucan từ nấm men
1. Berton L, et al. PLoS One. 2015;10(11):e0141757. 2. Talbott SM, et al. J Sports Sci Med. 2009;8(4):509-515. 3. Talbott SM, et al. J Am Coll Nutr. 2012;31(4):295-300. 4. McFarlin BK, Carpenter KC, Davidson T, McFarlin MA. J Diet Suppl. 2013;10(3):171-183
Chi nhánh công ty TNHH Dinh dưỡng 3A (Việt Nam), tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai
Địa chỉ: 259/8/38, Quốc Lộ 51, Phường Long Bình Tân, Thành Phố Biên Hoà, Tỉnh Đồng Nai, Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Chọn ưu đãi phù hợp
-
KHI MUA 1 LON ENSURE GOLD MỚI
ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỂ NHẬN ĐƯỢC CÁC KHUYẾN MÃI HẤP DẪN TỪ ENSURE GOLD
Đăng ký thông tin
Để nhận các khuyến mãi hấp dẫn từ pediasure