Viêm kết mạc mắt

BSCK2. Dư Tuấn Quy

Trưởng Khoa Nhiễm – Bệnh viện Nhi Đồng 1

Viêm kết mạc (dân gian gọi là đau mắt đỏ) là tình trạng viêm màng trong suốt ở mí mắt và nhãn cầu. Các mạch máu sưng nề khiến tròng trắng màu đỏ. Viêm kết mạc gây khó chịu, lây lan nhanh, không ảnh hưởng đến thị lực nên việc chẩn đoán sớm và cần có biện pháp phòng ngừa lây lan. Viêm kết mạc ở trẻ gây trẻ quấy khóc, khó chịu, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây lo lắng cho bậc cha mẹ.

Nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng thường gặp

Viêm kết mạc có nhiều mức độ từ đỏ nhẹ đến xuất huyết hay có thể có chảy mủ và phù kết mạc hoặc mí mắt. Nguyên nhân thường gặp là siêu vi, cũng có thể do nhiễm nhuẩn hay dị ứng, viêm kết mạc mắt trẻ sơ sinh.

Vi khuẩn: thường gặp ở trẻ em với hơn 50% trường hợp.

Các triệu chứng: đỏ mắt và chảy mủ nhiều, thường có màu vàng đến xanh, chảy mủ cấp tính 2 bên hay 1 bên, kèm dính chặt mí mắt.

Siêu vi: Phần lớn là do adenovirus gây ra.

Biểu hiện: đau mắt, cộm trong mắt kèm chảy nước mắt. Thường đột ngột 1 mắt, lây sang 2 bên từ 1-2 ngày, hoặc có sạn kèm theo chảy nước, sợ ánh sáng. Bệnh này thường khởi phát đột ngột, bắt đầu ở một mắt và lây nhiễm sang mắt còn lại trong vòng 24 đến 48 giờ, có thể kèm sốt, ho, hắt hơi, đau họng. Ngoài ra, do virus Herpes simplex gây chảy nước mắt với mụn nước quanh vùng da trên mặt.

Các nguyên nhân khác có thể gây viêm kết mạc như dị ứng hay quá mẫn với phấn hoa, lông, bụi hoặc nấm mốc, thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, với biểu hiện chảy nước mắt, ngứa, nghẹt mũi, hắt hơi, ho, xuất hiện theo mùa kèm sưng nề mi mắt 2 bên. Ngoài ra chấn thương mắt do dị vật như gỗ, bụi, cát, súng đồ chơi… cũng gây đau mắt, đỏ mắt, cộm, khó chịu và nhạy cảm ánh sáng.

ĐƯỜNG LÂY VIÊM KẾT MẠC

Bệnh rất dễ lây lan, thông qua tiếp xúc gần, ho hay hắt hơi, chạm vào đồ vi khuẩn, virus gây bệnh rồi chạm vào mắt mà không rửa tay.

Chăm sóc trẻ bị viêm kết mạc mắt

Vệ sinh mắt: Dùng gòn mềm hoặc khăn mềm lau nước mắt nhẹ nhàng từ khóe mắt trong ra phía ngoài. Ba mẹ tránh cho trẻ dụi mắt, chạm mắt để lây sang bên còn lại.

Giảm bớt sưng, viêm khô mắt bằng cách đắp gạc sạch lạnh dùng 1 lần và nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lí sạch hay nước mắt nhân tạo.

Cần cho trẻ gặp bác sĩ khi trẻ đau mắt, sợ ánh sáng, mờ mắt dù đã làm sạch chất dịch bao phủ, đỏ mắt tăng dần, không giảm sau 1 ngày, đặc biệt trẻ sơ sinh.

Đối với trẻ bị viêm kết mạc do siêu vi: đa số trường hợp thường tự lui bệnh trong vòng từ 7-14 ngày, nhẹ, không có biến chứng. Một số trẻ có thể bệnh kéo dài từ 2-3 tuần. Kháng sinh không dùng điều trị viêm kết mạc do siêu vi.

Đối với trẻ bị viêm kết mạc do vi khuẩn: triệu chứng có thể nhẹ, cải thiện sau 2-5 ngày. Bác sĩ có thể cho thuốc kháng sinh nhỏ mắt dạng nước hay mỡ như Tobramycin, Tetracycline, Neomycin hay Ofloxacine…. Kháng sinh giúp rút ngắn thời gian, giảm các biến chứng và giảm lây lan sang cho gia đình và trẻ khác.

Viêm kết mạc do dị ứng: tránh cho trẻ tiếp xúc tiếp với chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi. Bác sĩ có thể cho thuốc chống dị ứng và thuốc nhỏ mắt.

Viêm kết mạc do dị vật: nên rửa mắt lấy dị vật ra bằng nước muối hay nặng hơn gặp bác sĩ chuyên khoa mắt để xử lí và cho thuốc giảm đau cho trẻ.

CHĂM SÓC DINH DƯỠNG: trẻ ăn uống theo nhu cầu bình thường, không cần kiêng cữ gì nhiều.

PHÒNG NGỪA LÂY LAN

Trẻ bị viêm kết mạc mắt nên rửa tay thường xuyên với xà phòng trước và sau khi nhỏ mắt.

Dùng thuốc nhỏ mắt riêng. Nhỏ thuốc theo y lệnh bác sĩ, không nhỏ bừa bãi.

Giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa; rửa tay sau khi xử lý các vật dụng đó

Ba mẹ hạn chế tiếp xúc gần với người khác

Gia đình trẻ: thành viên chăm sóc hay sống chung vơi trẻ nên rửa tay bằng xà phòng hay cồn ít nhất 20 giây. Tránh chạm vào mắt nếu chưa rửa tay. Lau mặt bàn, ghế hay đồ dùng của trẻ bằng cồn hay dung dịch vệ sinh chuyên dụng.

Không cho trẻ tắm hồ bơi. Nhắc trẻ đeo khẩu trang thường xuyên

Tuyệt đối không vất khăn, bông hoặc giấy đó lung tung mà để vào trong túi riêng, buộc lại để tránh lây lan cho người khác. Gia đình không dùng khăn chung với trẻ.

Kính đen chỉ để giúp mắt đỡ mỏi bởi ánh sáng chứ KHÔNG HỀ GIẢM LÂY LAN CHO NGƯỜI KHÁC.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ trong cộng đồng, mọi người hạn chế tiếp xúc nơi đông người. Đeo khẩu trang thường xuyên để tránh tiếp xúc với giọt bắn từ dịch ho, sổ mũi của người bệnh. Rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn thường xuyên. Hạn chế tối đa đưa tay lên dụi mắt.

ĐỂ GIÚP TRẺ BỆNH MAU CHÓNG HỒI PHỤC CẦN NGUỒN DINH DƯỠNG ĐẦY ĐỦ VÀ CÂN ĐỐI

  - Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối giúp trẻ tăng trưởng tốt

Tăng cường sức đề kháng

Kẽm là thành phần giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng đề kháng với bệnh nhiễm trùng(4). 
Nay PediaSure bổ sung thêm CPP giúp thu hút các dưỡng chất cần thiết như Kẽm và giúp Kẽm được hấp thu dễ dàng hơn(5). Prebiotic (chất xơ FOS) và Probiotic* (các vi sinh vật có lợi) giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm số ngày ốm của trẻ(6).

Giúp trẻ ăn ngon miệng

Đầy đủ 28 Vitamin và khoáng chất giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Ưu đãi dành riêng cho bé từ 

CHỌN ƯU ĐÃI

KHI MUA 1 LON PEDIASURE 400G

Hoặc

  1. PEDIASURE dạng bột cho bé 1-10 tuổi

    TẶNG VOUHER 30.000 VNĐ

    KHI MUA 1 LON PEDIASURE 380G

    TẶNG 1 BÀN CHẢI ĐIỆN

    KHI MUA 1 LON PEDIASURE 380G

    PEDIASURE dạng hộp giấy pha sẵn cho bé 1-10 tuổi

    TẶNG 1 BÀN CHẢI ĐIỆN

    Khi mua 3 LỐC PEDIASURE 180ML

    TẶNG 1 BÀN CHẢI ĐIỆN

    Khi mua 4 LỐC PEDIASURE 110ML

    PEDIASURE Dạng chai pha sẵn cho bé 1-10 tuổi

    TẶNG 1 chai cùng loại trị giá 42.000 vnĐ

    Khi mua 11 chai 237ml sản phẩm nhập khẩu từ mỹ

Đăng ký thông tin

Để nhận các khuyến mãi hấp dẫn từ pediasure

*Thông tin bắt buộc

Bằng việc truy cập vào trang web đăng ký thành viên, cung cấp thông tin cá nhân cơ bản và thông tin cá nhân nhạy cảm trên website/hoặc bấm vào nút “Tôi đã đọc và đồng ý với các Điều khoản và điều kiện”, bạn xác nhận mình đã đọc và hiểu Chính sách quyền riêng tư của Abbott tại http://www.vn.abbott/privacy-policy.html và cho phép Công ty TNHH Dinh Dưỡng 3A (Việt Nam) và Văn phòng Đại diện Abbott Laboratories GmBH tại Thành phố Hồ Chí Minh (“Abbott”) và Công ty cổ phần Magenest xử lý toàn bộ thông tin cá nhân này, bao gồm nhưng không giới hạn ở việc thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, tích hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, xóa, hủy, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao cho các công ty trong cùng tập đoàn Abbott và/hoặc các nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba được chỉ định, trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam, và xử lý thông tin cá nhân bằng phương tiện tự động, nhằm mục đích lập danh sách khách hàng / tiến hành khảo sát/ tiếp nhận, quản lý và hỗ trợ khách hàng / chương trình khách hàng thân thiết/ thống kê/ đánh giá/ tuân thủ với quy định pháp luật.

Ví dụ như đăng ký khuyến mại/ tư vấn chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng và/hoặc cung cấp thông tin (thông tin về các sự kiện, lời mời tham dự hội thảo, thông tin nghiên cứu khoa học, kiến thức chăm sóc sức khỏe, thông tin sản phẩm, khuyến mại, sự kiện và thông tin tiếp thị và phi tiếp thị khác) / cung cấp khuyến mại / ký kết và thực hiện hợp đồng / thực hiện thanh toán, phục vụ quá trình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan, tập hợp dữ liệu từ các nguồn khác nhau vào cơ sở dữ liệu tập trung, và thực hiện các biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân của bạn, tùy trường hợp cần thiết. Abbott cam kết đảm bảo các biện pháp quản lý và kỹ thuật cần thiết để bảo vệ thông tin cá nhân mà bạn cung cấp, phù hợp với Chính sách quyền riêng tư của Abbott và pháp luật Việt Nam.

Việc xử lý dữ liệu sẽ được bắt đầu kể từ thời điểm Abbott nhận được dữ liệu cá nhân và sự đồng ý của bạn cho việc xử lý dữ liệu cá nhân đó. Sự đồng ý của bạn có hiệu lực cho tới khi bạn có quyết định khác.

Bạn có quyền: yêu cầu chỉnh sửa, rút lại sự đồng ý, xóa, hạn chế, yêu cầu cung cấp dữ liệu cá nhân của mình. Bạn có nghĩa vụ: Tự bảo vệ; cung cấp đầy đủ, chính xác dữ liệu cá nhân của mình.

Để thực hiện các quyền trên, vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 1519.

PED-C-335-23

Nguồn:
(1) Sức khỏe và đời sống 2022 – Bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị dự phòng 
https://suckhoedoisong.vn/benh-tay-chan-mieng-nguyen-nhan-trieu-chung-va-dieu-tri-du-phong-169220412161433983.htm
[2] Viện Dinh Dưỡng 2017 – Ăn gì khi trẻ bị nhiễm khuẩn? 
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/an-gi-khi-tre-mac-benh-nhiem-khuan.html  
[3] Cẩm nang PediaSure của nhà xuất bản Dân Trí được hiệu đính bởi TS.BS Đào Thị Yến Phi - Trưởng khoa Dinh dưỡng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch 
Phác đồ bv NĐ1 2020; Phác đồ bv NĐ2 2016
(4) https://suckhoedoisong.vn/kem-tang-cuong-mien-dich-169169009.htm
(5) Hansen M et al J Pediatr Gastroenterol Nutr.1997 Jan:24(1).56-62
(6) Nghiên cứu của Mauro Fisberg và cộng sự, tạp chí Int Pediatr.2022, 17(4).216-222
(*) Khảo sát IQVIA từ tháng 9/2021 đến tháng 8/2022

VPĐD Abbott Laboratories GmbH:  02 Ngô Đức Kế, P. Bến Nghé, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh | ĐT: 0283825 6551  | 521 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội | ĐT: 02437337486